Khi nào tổ chức, doanh nghiệp có thể ứng dụng hệ thống phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN)
Khi nào tổ chức, doanh nghiệp có thể ứng dụng hệ thống phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN) cho hệ thống của mình?
Các tổ chức và doanh nghiệp, họ luôn mong muốn các ứng dụng phần mềm hay các hệ thống thông tin (website, portal) của mình có đủ khả năng và năng lực đáp ứng tốt từ hàng chục đến hàng tram ngàn lượt truy cập đồng thời. Khi đạt con số như vậy, các tổ chức và doanh nghiệp này thường gặp phải tình trạng hệ thống quá tải do lượng traffic lớn/rất lớn cùng lúc truy cập đến, tình trạng này sẽ gây nên các thiệt hại khó có thể đo lường, vì sự trải nghiệm tệ hại mà hệ thống của họ mang đến cho người dùng/ khách hàng của mình.
Điều này gần đây đã xảy ra với một vài hệ thống có lượng truy cập lớn hoặc hệ thống bán lẻ có tên tuổi trên thị trường (do quá chuyển dịch từ mô hình bán lẻ truyền thống sang mô hình đặt hàng trực tuyến – Ordering Online System). Tuy nhiên, một khi lưu lượng truy cập đạt đỉnh sẽ gây cho hệ thống tình trạng không thể xử lý đồng thời các yêu cầu cùng lúc (number of requests at the same time).
Tổ chức, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nhờ ứng dụng hệ thống phân phối nội dung
Hệ thống phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN) là giải pháp tối ưu và phù hợp nhất để xử lý số lượng lớn người dùng truy cập đến. Đây là giải pháp tối ưu về chi phí và khả năng mở rộng dễ dàng, tránh tình trạng đầu tư, bổ sung gây tốn kém.
Hệ thống phân phối nội dung ngày nay, có thể giúp chúng ta cách thiết lập mà có thể không cần phải thiết lập, thay đổi lại kiến trúc về cơ sở hạ tầng hiện có của tổ chức, doanh nghiệp, và một khi đã sử dụng CDN thì nó còn giúp chúng ta có khả năng đầymạnh được các hoạt động ứng dụng cho những nội dung thường gặp như: pdf/ doc/ docx/ xls/xlsx/ ppt/pptx, image/ audio/ video/ …
Thị trường ngày nay, các trang website, portal và thương mại điện tử đang và đang bão hòa và các tổ chức, doanh nghiệp cầnphải thay đổi dần để cạnh tranh khốc liệt để có người sử dụng truy cập đến hệ thống của mình. Vậy, hệ thống CDN sẽ làm gì, nó đóng một vai trò quan trọng cho một kiến trúc đòi hỏi khà năng mở rộng theo chiều ngang (Scale-out) thay vì như các cách mở rộng và nâng cấp theo truyền thống, có như vậy mới đảm bảo được khả năng mở rộng từ Server2Server/ DC2DC/ POP2POP nhằm đảm bảo khả năng tăng trưởng một cách liên tục cũng như đáp ứng những thời điểm cao điểm thường xuyên xuất hiện nhất và người dùng có thể truy cập vào hệ thống gần nhất dựa vào các vị trí địa lý khác nhau trong hệ thống của mình phân bổ.
Quá trình phân phối nội dung bất kỳ, các nội dung luôn đảm bảo ở tốc độ cao nhất có thể nhằm giúp cho việc tối ưu hóa về hiệu suất và tốc độ upload/ download của hệ thống. Khả năng tăng tốc độ khi sử dụng CDN thường nằm trong khoảng 40%-60%, con số này có thể co giãn tuỳ vào chính sách sử dụng nội dung gì (pdf/ doc/ docx/ xls/xlsx/ ppt/pptx, image/ audio/ video/ …).
Trong lịch sử, ứng dụng của CDN ngay từ ban đầu chủ yếu là được sử dụng cho trang web có lượng kết nối vào lớn, nhưng những năm gần đây, nó đã và đang được các hệ thống có số lượng truy cập lớn, đòi hỏi tốc độ, tính ổn định & liên tục nhằm đảm bảo và giữ được khách hàng. Qua đó, theo khảo sát hàng năm, thì tỉ lệ hơn 15% khách hàng sẽ rời khỏi hệ thống khi thời gian đáp ứng phản hồi hơn 1-2 giây và con số gần 50% sẽ không trở lại nếu hệ thống quá chậm.
Tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hơn với hệ thống phân phối nội dung khi có nhu cầu
Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp (cụ thể có thể là các chuyên gia về IT, CTO, IT Mananger) là chuyển sang môi trường đám mây (moving to cloud) là nhanh, ổn và tốt nhất. Trong môi trường thực tế, một hệ thống phân phối dữ liệu ít nhiều cũng đã giúp choviệc giảm lưu lượng truy cập vào hạ tầng CNTT của tổ chức, doanh nghiệp.
Cụ thể đơn cử là trang thông tin điện tử (tuỳ vào mục đích của hệ thống phục vụ: ngân hàng, tổ chức giáo dục, website nổi tiếng, … có lưu lượng truy cập lớn mỗi ngày) hay trang thương mại điện tử thông thường chỉ có khoảng dưới từ 3%-10%, đó là các thao tác, trao đổi, tìm kiếm & xử lý thông tin hoặc là giao dịch mua/ đặt hàng (ordering online) thực sự, còn lại là lướt, xem, đọc, … Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hệ thống phân phối dữ liệu thì “tỉ lệ lớn” phần trăm (%) người dùng này sẽ được phục vụ bởi hệ thống phân phối dữ liệu (CDN) và “tỉ lệ dưới 10%” chính là lưu lượng truy cập còn lại (những người thực hiện trao đổi, xử lý, đặt hàng/ mua hàng, giao dịch là những người dùng đem lại tính hiệu quả cho tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các kết quả điều hành hoặc là doanh thu), đó chính là giá trị cho hệ thống của tổ chức, doanh nghiệp và nó cũng chính là cơ sở để đi đến cơ sở hạ tầng gốc.
Hệ thống phân phối nội dung đảm bảo cho tổ chức, doanh nghiệp được bảo mật tốt hơn với hệ thống của mình
Những lợi ích nổi bật nhất của hệ thống phân phối nội dung chính là giúp cho hệ thống tổ chức, doanh nghiệp được bảo mật tốt hơn. Với hệ thống phân phối nội dung có thể ngăn chặn trang thông tin (Portal, TMĐT) khỏi các cuộc tấn công và hệ thống bảo mật (Firewall) đã đảm bảo cho hệ thống phía sau là “cơ sở hạ tầng gốc” (Backend). Điều này, rất thuận lợi là khi các trang thông tin có nguy cơ nhận các cuộc tấn công DoD/DDoS và dẫn đến khả năng toàn bộ hệ thống ngưng trệ ngay lập tức. Do hệ thống phân phối nội dung dựa trên kiến trúc phân tán (Distrubuted) và thường là điểm tiếp nhận các yêu cầu từ phía người dùng nên nó cũng chính là điểm bị tấn công đầu tiên (The first attack point). Vì là phân tán, do đó hệ thống phân phối nội dung có khả năng làm giảm thiểu đi rất nhiều đối các cuộc tấn công DoD/DDoS.
Hệ thống phân phối nội dung là giải pháp giúp tăng tốc, bảo vệ trang thông tin, đáp ứng số lượng truy cập cùng với các requestcực lớn, … và một khi tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng giải pháp này nó sẽ giúp cho các đạt được rất nhiều lợi ích, hiệu quả và ổn định. Sau cùng, tổ chức, doanh nghiệp có thể có nhiều lựa chọn ó xác định Hệ thống phân phối nội dung nào là thích hợp và hiệu quả nhất để áp dụng.
Thông thường, hệ thống phân phối nội dung cung cấp nhiều hình thức thanh toán (ngoại trừ những tổ chức, doanh nghiệp lớn tự xây dựng riêng cho mình): có thể tính theo dung lương lưu trự, lưu lượng băng thông đã sử dụng, số lượng request, …