Quản trị số
Quá trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khác nhau trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó, quá trình “số hóa” một cách hiệu quả hoạt động quản trị được xem như là khung nền để có thể thành công trong một chu kỳ chuyển đổi số lâu dài.
Thực tiễn cho thấy, bộ khung quản trị liên tục được hoàn thiện và phát nhằm đáp ứng các yêu cầu quản trị nâng cao xuyên suốt theo các giai đoạn phát triển. Việc các giao thức số mới như chính phủ số (digital government), kinh tế số (digital economy), giáo dục số (digital education), … đang được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về một mô hình quản trị mới với khả năng quản trị được các giao thức số được hình thành. |
Một mô hình quản trị số phù hợp cần được kết hợp giữa quản trị điện tử (E-governance) và quản trị thông minh (Smart governance). Quản trị điện tử có cốt lõi là sự áp dụng và tích hợp ICTs trong quá trình quản trị; Quản trị thông minh là việc ứng dụng hợp lý các quy tắc, nhân tố và năng lực để tạo thành hình thức quản trị phù hợp với các điều kiện, nhu cầu mà xã hội đề ra. |
Với thực tiễn xã hội và nhu cầu đặt ra như trên, quản trị số đòi hỏi phải có nền tảng thông minh, như mạng lưới truyền thông thông minh, giáo dục thông minh, đô thị thông minh, … song hành cùng một hệ tri thức quản trị ứng dụng tương xứng.
Để có thể đạt được những mục tiêu chuyển đổi số nói chung cho đất nước và thành tựu phát triển nói riêng cho từng tổ chức, việc phát triển quản trị điện tử với từng lĩnh vực cụ thể (giáo dục, kinh doanh, sản xuất, …) sẽ là bước tạo đà cần thiết để quản trị thông minh, quản trị số ứng dụng thành công.